Các quốc gia tiền dân tộc Quốc_gia_dân_tộc

Sơ đồ phân chia Đế quốc Áo-Hung thành các quốc gia dân tộc năm 1918:                     Biên giới của Đế uốc Áo-Hung năm 1914                     Biên giới của các quốc gia năm 1914                     Biên giới của các quốc gia năm 1920
  Đế quốc Áo năm 1914

Ở châu Âu vào thế kỷ XVIII, các quốc gia phi dân tộc điển hình thường là các đế quốc đa dân tộc (ví dụ Đế quốc Nga, Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Áo-HungĐế quốc Ottoman) và là một số quốc gia nhỏ có quy mô "dưới" một dân tộc. Về trường hợp một đế quốc, thông thường nó theo chế độ quân chủ, người lãnh đạo có thể là một vị vua (Anh), Hoàng đế (Pháp) hay Sultan Hồi giáo (Ottoman). Và tất nhiên, thành phần dân cư của đế quốc rất đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Nhưng trong số đó chỉ có một cộng đồng dân tộc nắm địa vị thống trị, và thuồng ngôn ngữ của dân tộc thống trị là ngôn ngữ chính thức của đế quốc, các thành viên trong hoàng tộc cũng thường thuộc dân tộc thống trị này. Lãnh thổ của các đế quốc cũng không chỉ nằm giới hạn trong phạm vi châu Âu, có một số đế quốc có lãnh thổ trải rộng khắp trên nhiều châu lục khác nhau (vd: Ottoman, Anh,...) Ở trường hợp thứ hai, một số quốc gia nhỏ ở châu Âu có thể có thành phần dân tộc không quá phức tạp, nhưng cũng là những nước quân chủ, được thống trị bởi một gia đình vương tộc. Lãnh thổ của chúng có thể thay đổi bằng việc kết thông gia giữa các vương tộc với nhau, qua đó lãnh thổ các quốc gia này hợp nhất với nhau hoặc mở rộng thêm. Ở một vài khu vực của châu Âu, ví dụ Đức, một số "quốc gia" nhỏ cũng tồn tại. Các "quốc gia" này có hệ thống chính quyền, luật pháp riêng biệt được các nước lân bang công nhận về mặt độc lập, chủ quyền. Người đứng đầu không nhất thiết là "vua", mà có thể là một Công tước hay một giám mục,... Và vì chúng quá nhỏ, nhiều khi văn hóa và ngôn ngữ của các "quốc gia" này hoàn toàn giống như các nước lân bang.

Một vài quốc gia trong số này bị các phong trào dân tộc chủ nghĩa lật đổ vào thế kỷ XIX. Một số quốc gia dân tộc như Anh và Pháp thì lại lớn mạnh lên thông qua việc sáp nhập một vài trong số này, or chiefdoms earlier in history. Các tư tưởng tự do như mậu dịch tự do đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất nước Đức, tiền đề là sự thành lập Đồng minh thuế quan Zollverein. Và các cuộc chiến tranh Áo-Phổ (1864) và chiến tranh Pháp-Phổ (1870) quyết định sự thống nhất hoàn toàn. Các đế quốc khác, như Đế quốc Áo-HungĐế quốc Ottoman tan rã sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn Đế quốc Nga thì trở thành Liên bang Xô Viết vào năm 1922 sau một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 3 năm.

Một số quốc gia nhỏ tồn tại đến ngày nay: Liechtenstein, Andorra, Monaco, Cộng hòa San Marino. Vatican thì không tính, mặc dù trước đây từng có một nước Giáo hoàng. Lãnh thổ và tình trạng chủ quyền hiện có là nhờ vào Hiệp ước Lateran ký với Ý vào năm 1929.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_gia_dân_tộc http://www.federalism.ch/files/documents/Nation.pd... http://www.countrywatch.com/facts/facts_default.as... http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://www.ocf.berkeley.edu/~sumanah/decalsyllabus... http://muse.jhu.edu/demo/contemporary_literature/v... http://ambassadors.net/archives/issue19/opinions2.... http://www.nationalityinworldhistory.net/ch1.html http://www.united.non-profit.nl/pages/thema01.htm#... http://www.number10.gov.uk/Page823